Để giúp các hoạt động xuất khẩu của bạn phát triển mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp cần đầu tư vào những mối quan hệ đối tác mạnh mẽ. Các công ty không xây dựng được mối quan hệ hậu cần vững chắc có thể gặp nhiều khó khăn trong việc gửi và nhận hàng đúng hạn. Để đảm thành công lâu dài trong lĩnh vực xuất khẩu, các công ty nên tham khảo một số kinh nghiệm để xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững cho hoạt động hậu cần của mình.
Xác định đối tác hậu cần chính
Sự thành công của các hoạt động hậu cần sẽ cần dựa theo mối quan hệ tốt của bạn với các đối tác hậu cần của mình, đặc biệt khi yếu tố này rất quan trọng để bạn có thể xác định và làm việc lâu dài với các đối tác đáng tin cậy và uy tín cao. Doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn những đối tác cung cấp dịch vụ cho phép sản phẩm của bạn đến tay khách hàng trong tình trạng tốt và đúng giờ nhất.
Khi lựa chọn các đối tác hậu cần, hãy ghi nhớ những điểm sau:
» Kinh nghiệm: Đảm bảo đối tác tiềm năng có kinh nghiệm vận chuyển nhiều sản phẩm mà bạn muốn xuất khẩu. Hãy yêu cầu tài liệu tham khảo từ các công ty khác mà họ đã cùng làm việc.
» Năng lực: Hãy đánh giá xem đối tác có thể xử lý khối lượng lô hàng mà bạn cần không? Họ sẽ có các nguồn lực (nhân lực, phương tiện, không gian nhà kho) để đáp ứng nhu cầu của bạn không?
» Tính linh hoạt: Nhu cầu vận chuyển của bạn sẽ thay đổi theo thời gian, do đó hãy đảm bảo rằng đối tác có thể điều chỉnh dịch vụ của họ để đáp ứng nhu cầu mới trong tương lai của bạn.
» Tiếng tăm: Bạn sẽ muốn đảm bảo mình đang làm việc với các công ty nổi tiếng về chất lượng dịch vụ. Hãy tham khảo qua các bài đánh giá trực tuyến cũng như các công ty khác trong ngành để tìm hiểu về các đối tác tiềm năng.
Hiểu hơn về nhu cầu của các đối tác hậu cần chính
Bạn cần hiểu hơn về nhu cầu của các nhà cung cấp hậu cần của mình. Mục tiêu chung của cả hai nên là làm việc cùng nhau để đáp ứng những nhu cầu này nhằm tạo ra chuỗi hoạt động xuất khẩu suôn sẻ và thuận lợi. Trước nỗ lực để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau.
Đầu tiên, hãy hiểu tường tận mô hình kinh doanh và cách vận hành của đối tác. Xác định điểm mạnh và điểm yếu chính, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng cũng như những hạn chế từ đối tác có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của bạn. Kiến thức này cũng có thể giúp bạn xác định các phương pháp có thể đưa ra để đảm bảo chức năng liền mạch trong quan hệ đối tác của công ty.
Bạn cũng phải truyền đạt nhu cầu và mong đợi của mình với đối tác qua việc cung cấp tất cả thông tin cần thiết để phục vụ việc quản lý quá trình xuất khẩu của bạn đúng cách.
Bên cạnh đó, hãy cởi mở với phản hồi và mong muốn thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào. Điều quan trọng mà bạn cần biết là không hệ thống nào hoàn hảo cả, mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian và cả hai phía cần có khả năng theo kịp xu hướng mới. Nếu nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đưa ra các đề xuất về cải thiện hoạt động của bạn, hãy sẵn sàng tiếp nhận thông tin và thực hiện thay đổi nếu phù hợp.
Cuối cùng, hãy thể hiện sự đánh giá cao của bạn với những dự án đã hoàn thành tốt. Việc công nhận vị trí của đối tác sẽ giúp bạn trên đoạn đường dài và duy trì mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bạn.
Chủ động cung cấp ưu đãi
Để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ của bạn để nỗ lực hơn trong các hoạt động xuất khẩu của bạn, hãy thiết kế một hệ thống ưu đãi đặc biệt. Hệ thống này có thể bao gồm khuyến khích tài chính để đáp ứng hoạt vượt qua chỉ tiêu đã thỏa thuận dưới dạng tiền thưởng hoặc thanh toán hoa hồng.
Bạn cũng có thể đưa ra các phần thưởng phi tài chính, chẳng hạn như trao giải thưởng trước công chúng công nhận. Bất kể hình thức nào, chúng đều phải có ý nghĩa đối với các nhà cung cấp dịch vụ và khuyến khích họ làm việc tốt hơn trong tương lai.
Sử dụng đòn bẩy công nghệ
Việc áp dụng công nghệ mới trong các hoạt động xuất khẩu có thể mang lại lợi ích rất lớn, đặc biệt khi duy trì mối quan hệ với đối tác. Bằng cách tận dụng công nghệ, bạn có thể cải thiện giao tiếp và cộng tác với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Công nghệ có thể sử dụng theo nhiều cách để cải thiện khả năng giao tiếp và cộng tác với đối tác. Ví dụ: Các công cụ trực tuyến có thể theo dõi lô hàng, chia sẻ thông tin và điều phối lịch trình phù hợp. Ngoài ra, công nghệ mới có thể áp dụng trong việc tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình lặp đi lặp lại, tiết kiệm thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng hơn.
Doanh nghiệp có thể quản lý thành công hoạt động xuất khẩu của mình bằng cách biết được tầm quan trọng của các mối quan hệ hậu cần và thực hiện các bước chủ động để xây dựng cầu nối đến mọi người. Các nhà xuất khẩu phải đảm bảo các đối tác hậu cần của họ đều đáng tin cậy và có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình. Tại đây, nhà xuất khẩu cần cố gắng phát triển những mối quan hệ lâu dài với nhiều nhà cung cấp, dịch vụ vận chuyển và hoạt động xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu không ngừng thay đổi ngày nay.
Theo globaltrademag