Biến đổi khí hậu đang khiến cho các công ty đầu tư đa dạng hoá dần rút khỏi Trung Quốc. Tuần trước, Cơ quan Quản lý Đầu tư Chung & Pháp lý (LGIM) của London đã bán cổ phần của mình tại Cosco - Trung Quốc vì cho rằng hãng tàu đã không nỗ lực trong việc khử cacbon.
Quản lý cấp cao Stephen Beer nói rằng : “Chúng tôi kỳ vọng ngành vận tải biển sẽ đưa ra những đổi mới trong hoạt động để tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong thời gian ngắn, với việc chuyển đổi nhiên liệu ít carbon và hướng đầu tư dài hạn. Các công ty lo ngại phải đối mặt với hoạt động bảo vệ môi trường của nhà đầu tư.”
LGIM đã lên án cả Air China và Cosco trong năm nay vì cho rằng các công ty Trung Quốc đang thể hiện không đủ khả năng lãnh đạo trong việc khử cacbon, không đảm bảo tính bền vững.
Ông Beer cho biết: “Mặc dù Cosco Shipping Holdings có mục tiêu hoạt động đảm bảo giảm thiểu tác động đến khí hậu, nhưng mức độ giải quyết cho mục tiêu này thấp so với các công ty hàng đầu”. “Cũng không có cam kết hoặc đầu tư vào nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp, vốn là chìa khóa để khử cacbon trong ngành.”
Gần đây, The Loadstar đã báo cáo về một số nỗ lực nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, với các vấn đề về khí hậu được ưu tiên hơn so với mối lo ngại về cách xử lý Covid-19 của chính quyền Tập Cận Bình, cũng như những lo ngại về an ninh đối với các thành phần như chất bán dẫn. Các nhà sản xuất ô tô và cả các OEM điện thoại di động đang lên kế hoạch chuyển hoạt động của họ sang Ấn Độ hoặc Mexico, trong khi đó chính phủ Đức đã ngăn cản nỗ lực của Cosco nhằm mua cổ phần kiểm soát nhà ga ở cảng Hamburg.
Năm ngoái, cả Cosco và Air China đều chậm trễ trong các cam kết bền vững trong báo cáo Điểm chuẩn Giao thông vận tải của Liên minh Điểm chuẩn Thế giới , xếp hạng các công ty không dựa trên lượng khí thải thực tế, mà là mức độ nhận thức của họ trong việc giải quyết quá trình khử cacbon. Gần cuối bảng xếp hạng còn có China Post, China Southern Airlines, China Eastern Airlines và China State Railways Group.
Theo The Loadstar